Hội nhập TPP: Doanh nghiệp TPCN thay đổi ngay kẻo thua trên sân nhà
Hiệp định TPP: Cơ hội cho ngành thực phẩm chức năng (P.1)
Hiệp định TPP: Thách thức lớn của ngành TPCN (P.2)
Hiệp định TPP: Quy hoạch ngành TPCN Việt Nam (P.3)
7 kiến thức cơ bản về Hiệp định TPP doanh nghiệp cần biết
Thách thức lớn từ TPP
Dược sỹ Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng cho biết, TPP rất khác so với các Hiệp ước FTA trước đây hoặc là WTO mà chúng ta đã biết. Khi Quốc hội đã thông qua có nghĩa là chúng ta sẽ áp dụng ngay và luôn nên các doanh nghiệp sẽ không có thời gian để chờ đợi. Vì vậy, đây là thời điểm các doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi ngay. Nếu chúng ta không làm thì chúng ta sẽ bị chậm chân, bị lạc hậu. Thậm chí, nếu không cẩn thận doanh nghiệp sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi của ngành TPCN trong khối TPP.
Khi Hiệp định TPP được ký kết, thuế suất đối với các mặt hàng TPCN của một số nước như trong khối TPP như: Mỹ, Nhật,… đang từ mức 25 - 40% sẽ về mức 0% hoặc gần 0%. Chính vì vậy, giá của các mặt hàng từ các quốc gia này sẽ rẻ đi nhiều so với mức giá hiện tại và sẽ tạo nên sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm TPCN trong nước.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trong số hơn 1.000 doanh nghiệp sản xuất TPCN trong nước thì mới có khoảng 4 doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất theo quy chuẩn của quốc tế (GMP-HS). Trong khi đó, hơn 90% số doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Đây là một trong những thách thức rất lớn khi Việt Nam gia nhập sân chơi rộng mở là TPP. Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị thì sẽ có nguy cơ “thua ngay tại sân nhà”, mất thị trường ngay tại trong nội địa. Các sản phẩm của của Việt Nam thì lại không có khả năng xuất khẩu trong nội khối TPP.” Ông Hoàng nhận định.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Lê Văn Truyền, Chuyên gia cao cấp Dược học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cảnh báo: “Sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp dịch vụ, kể cả dịch vụ y tế, có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới làm cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng. Nhưng cạnh tranh cũng là động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và nâng cao năng lực để phát triển tốt hơn. Và cạnh tranh giúp đào thải những doanh nghiệp yếu kém và người dân được hưởng lợi".
Dược sỹ Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng
Hướng đi nào cho doanh nghiệp TPCN?
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cũng nên tập trung phát triển các thế mạnh của mình và cần hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong một chuỗi giá trị, mỗi doanh nghiệp sẽ đảm nhận một vai trò, doanh nghiệp nào có thế mạnh gì thì nên tập trung phát triển vào thế mạnh đó. Ví dụ: Doanh nghiệp có thế mạnh về trồng dược liệu thì nên phát triển theo về tròng dược liệu, doanh nghiệp có thế mạnh về sơ chế, sản xuất thì nên tập trung phát triển theo hướng sơ chế sản xuất,... Như vậy, sẽ tạo thành chuỗi chuyên môn hóa và hiệu quả sẽ cao hơn là khi doanh nghiệp vừa nhỏ, bé mà lại độc lập làm tất cả các khâu.
Ngoài ra, Việt Nam có thế mạnh với nền y học cổ truyền lâu đời từ hàng nghìn năm, có khí hậu, địa lý thích hợp cho việc trồng dược liệu và có nguồn lao động lớn khoảng hơn 20 triệu nông dân, điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về nguồn dược liệu, đặc biệt khi Ấn Độ và Trung Quốc không tham gia trong khối TPP. Đây cũng là một hướng đi mà các doanh nghiệp nên đẩy mạnh và tập trung phát triển.
Bình luận của bạn